Mai là một trong những loại cây phổ biến được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí trong nhà và ngoài sân vào dịp Tết, bởi nó mang đến không khí ấm áp của một cái Tết truyền thống và hy vọng cho một năm mới an khang thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài việc làm cảnh, cây mai, đặc biệt là mai trắng, còn có rất nhiều công dụng khác mà không phải ai cũng biết đến.
Thông tin cơ bản về cây hoa mai
Cây mai thuộc họ Ochnaceae, có tên khoa học là Ochna integerrima, còn được gọi là cây hoàng mai, rất được ưa thích vào ngày Tết cổ truyền ở miền Nam Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài này phân bố tự nhiên nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Loài hoa này cũng có nhiều tại các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long, và tại cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn. Là cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì, cành nhánh nhiều, lá mọc xen. Ngoài thiên nhiên vườn ươm mai vàng tự rụng lá vào mùa Đông và ra hoa vào mùa Xuân. Do đó, ông cha chúng ta đã lảy hết lá vào tháng Chạp âm lịch để kích thích cho cây mai ra hoa rộ vào dịp Tết Nguyên đán.
Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa mai
Nguồn gốc của hoa mai
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh, và Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm. Như vậy, cách đây đã hơn 3000 năm, cây mai đã có mặt trên đất nước Trung Quốc. Người Trung Quốc vốn nặng tình với mai từ lâu lắm và xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế tàn tam hữu”. Ý nói chịu được tuyết lạnh chẳng khác gì bậc trượng phu khí tiết vững vàng, chịu được mọi nghịch cảnh và không bao giờ khuất phục bạo quyền.
Người Trung Quốc yêu mai và xem hoa mai là quốc hoa, cũng như hoa đào là quốc hoa của người Nhật. Có lẽ vì vậy mà họ đặt tên cho mai khá cầu kỳ. Theo sách “Mai phổ”, loại hoa mai có sáu cánh tròn đẹp như hoa thủy tiên nên gọi là “Thủy tiên mai”, hoa có từng cặp gọi là “Uyên ương mai”, hoa màu đỏ hồng gọi là “Yên chi mai”, mai có đài hoa màu xanh đậm gọi là “Lục ngạc mai”, rồi “Hạc đình mai”,... Nhưng tựu chung cũng nằm trong 4 loại chính: Bạch mai (sắc trắng như tuyết), Hồng mai (sắc hồng như máu), Thanh mai (sắc vàng tươi hay vàng đậm), và Mặc mai (màu đen hay tím đen, loại này không thấy trồng phổ biến).
Mai có xuất xứ từ cây hoang dại, có khả năng thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là khí hậu miền Nam. Cây mai sinh trưởng và phát triển mạnh, có tuổi thọ cao và nếu được chăm sóc chu đáo sẽ cho hoa nhiều và có màu sắc đẹp. Cây mai mỗi năm rụng lá một lần vào cuối mùa Đông (tháng 1 – tháng 2 Dương lịch) và nở hoa vào đầu mùa Xuân, chỉ riêng mai Tứ Quý là nở hoa quanh năm.
Công dụng của từng bộ phận trên cây mai:
Hoa mai trắng: Được ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc mai khủng bến tre sức khỏe nhờ thành phần chứa nhiều tinh dầu như cineole, borneol, linalool, có tác dụng thúc đẩy tiết dịch mật và ức chế vi khuẩn. Trong dược học cổ truyền, hoa mai trắng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhờ vào tính ấm, không độc của nó.
Lá non: Có thể sử dụng làm rau xanh.
Vỏ cây: Được ngâm rượu để làm thuốc bổ, lợi tiêu hóa và kích thích cảm giác ngon miệng.
Rễ mai: Dùng để làm thuốc, đặc biệt trong việc xổ sán lãi và điều trị bệnh hỗn loạn bạch huyết.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mai:
Trị đau đầu, chóng mặt: Sử dụng hoa mai uống hoặc phối hợp với các loại hoa khác như hoa biển đậu và lá sen.
Trị tăng huyết áp, đau thắt ngực: Kết hợp hoa mai với thảo quyết minh.
Trị đau dạ dày, viêm gan: Nấu cháo từ hoa mai với gạo tẻ.
====>>> Xem thêm: Tìm hiểu giá mai vàng hoành 40
Các bài thuốc khác:
Cây mai không chỉ đóng vai trò trang trí trong dịp Tết mà còn có nhiều ứng dụng hữu ích trong chăm sóc sức khỏe và làm thuốc. Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm
về các công dụng của cây mai và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.