21-06-2015 10:27
Giai đoạn đó, đất nước Hồi giáo này yên bình và “Tây hóa” rất nhiều. Kinh tế khá phát triển, nữ giới được hưởng nhiều quyền bình đẳng.
Nói đến giai đoạn đó nhiều người nghĩ, hẳn Afghanistan phải rất nghèo nàn, lạc hậu, với điều kiện sống thấp hơn rất nhiều so với hiện nay. Tuy nhiên, tình hình thực tế hoàn toàn khác với những hình dung đó.
Giai đoạn thập niên 1950-60 ở Aghanistan, có nhiều cửa hàng băng đĩa nhạc. Thanh thiếu niên Afghanistan được thưởng thức giai điệu và sức sống trong âm nhạc Tây phương
Vào những năm 50-60 của thế kỷ trước, phụ nữ Afghanistan được làm nghề y, đi xem chiếu bóng, và được học đại học ở thủ đô Kabul. Các sinh viên đại học ưa thích Âu phục hơn là quần áo truyền thống. Các nam nữ thanh niên có thể nói chuyện thoải mái với nhau mà không bị ngăn cấm.
Đất nước có trật tự và chính quyền thực hiện nhiều dự án lớn về cơ sở hạ tầng, như là xây dựng các nhà máy thủy điện và đường sá. Các nhà máy sản xuất nhiều vải vóc và các thứ hàng hóa. Điều kiện chăm sóc y tế tốt hơn. Những người dân bình thường đều có nhiều hy vọng vào tương lai…
Thế nhưng tất cả đã bị phá hủy bởi 30 năm chiến tranh (giai đoạn thập niên 1970-80 và giai đoạn đầu thế kỷ 21).
Đến thời điểm hiện tại lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban (và cả al-Qaeda, cũng như IS) vẫn là một đe dọa an ninh ở quốc gia này.
Tại khuôn viên trường đại học ở Kabul. Ngày nay, phụ nữ phải che kín mặt và phần lớn cơ thể, kể cả ở thủ đô. Sau nửa thế kỷ, nam và nữ ở đây như sống trong 2 thế giới khác nhau
Phụ nữ thời đó được theo học và làm nghề y. Ngày nay các lớp học dành riêng cho nữ giới nhiều khi bị các phần tử cực đoan tấn công
Giáo dục trước đây được đánh giá cao. Ai học tốt sẽ có điều kiện xây dựng cuộc sống cá nhân tốt hơn. Ngày nay người dân bi quan hơn. Họ cho rằng những ai có được quyền thế và tiền bạc đều là nhờ vào các thủ đoạn bất minh
Thời trước, lồng nuôi trẻ em tại bệnh viện Kabul có số lượng nhiều hơn. Hiện nay (2011), bệnh viện này thiếu thốn thiết bị, cứ hai trẻ đẻ non phải chung một lồng nuôi
Trong thập niên 1960, nửa dân số Afghanistan được tiếp cận với các dịch vụ y tế. Ngày nay ít người được hưởng dịch vụ y tế hơn, các bệnh viên thường quá tải và tỷ lệ tử vong trong trẻ em là khá lớn. Trong ảnh là Trung tâm Sản xuất Vaccine ở Kabul vào những năm 1960. Hiện nay các dịch vụ y tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó có tình trạng thiếu điện. Theo con số năm 2011, chưa tới 20% dân số Afghanistan có điện, nhiều nhà phải thắp sáng bằng đèn dầu
Các nam nữ hướng đạo sinh, là học sinh các trường tiểu học và trung học, được học về thiên nhiên và cắm trại
Thời đó có thể dễ dàng xem một bộ phim Hollywood tại rạp chiếu bóng
Với sự giúp đỡ của Đức, Afghanistan đã xây được nhà máy thủy điện đầu tiên vào đầu thập niên 1950. Thời kỳ ấy, nhà máy này được coi là một công trình nghệ thuật. Nhà máy đó hiện vẫn hoạt động nhưng từ năm 2003 đến 2011, chính phủ Afghanistan không xây dựng được thêm nhà máy điện nào
Một nhà máy dệt. Kinh tế Afghanistan thập niên 1950-1960 tăng trưởng nhanh. Nhưng 30 năm chiến tranh đã phá hủy ngành may mặc nước này cũng như nguồn cung ứng nguyên liệu
So với giai đoạn 1950-1960, hiện nay số lượng phụ nữ Afghanistan làm việc bên ngoài nhà ít hơn. Ngoài ra họ ăn mặc cũng kín cổng cao tường hơn rất nhiều
Chương trình phát thanh thập niên 1960 phát tin tức địa phương và thế giới, các chương trình âm nhạc, hài, các tranh luận chính trị, và cả chương trình dành cho thiếu nhi
Thập niên 1960, thủ đô Kabul rực ánh đèn trong 9 ngày liền trong dịp Ngày Độc lập của Afghanistan. Giờ đây thủ đô thường thiếu ánh sáng về đêm
Giai đoạn xưa đó, các cửa hàng quần áo rất phổ biến ở thủ đô Kabul
Trình độ học vấn của chính quyền Kabul nửa thế kỷ trước là rất cao. Thời đó, đa phần các quan chức có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Âu phục là trang phục chính tại công sở. Giờ đây, các cuộc họp của chính phủ ở Kabul thường gồm các nhân vật để râu dài và mặc trang phục rộng truyền thống