16-10-2014 16:13
Ngày 14/11/2011, Bảo tàng Hải Dương đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học tại thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, nơi đã từng phát hiện nhiều di vật có liên quan đến trung tâm sản xuất gốm thời Lê và nhân vật lịch sử - bà Bùi Thị Hý. Kết quả khai quật đã thu được nhiều hiện vật có giá trị khoa học và lịch sử.
Ngày 14/11/2011, Bảo tàng Hải Dương đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học tại thôn Quang Tiền, xã Đồng Quang, nơi đã từng phát hiện nhiều di vật có liên quan đến trung tâm sản xuất gốm thời Lê và nhân vật lịch sử - bà Bùi Thị Hý. Kết quả khai quật đã thu được nhiều hiện vật có giá trị khoa học và lịch sử.
Tại hố khai quật thứ nhất: được mở tại khu vườn cây, trước cửa nhà ông Bùi Đức Lợi, diện tích khai quật 12 mét vuông. Địa tầng ổn định, tầng đất sinh thổ ở độ sâu 125 cm. Tại đây thu được 86 hiện vật các loại. Đặc biệt, tại hố khai quật đã phát hiện được hai viên gạch có khắc hình người và ghi nhiều chữ Hán.
Viên gạch thứ nhất dài 22 cm, rộng 17,2 cm, dày 4, 5 cm trên mặt có vẽ hình tượng là nữ giới cao 19,5 cm, bên cạnh có ba dòng chữ Hán được dịch là: Hình tượng Tổ cô, tên hiệu là vọng nguyệt, nguyên là chủ trên mười trang phường gốm, do đại loạn tượng mất vẽ lại để truyền cho đời sau. Trên viên gạch có đặt một đĩa gốm hoa lam chân cao, có nắp đậy, bên trong có chín đồng tiền kim loại niên hiệu Minh Mệnh thông bảo. Viên gạch thứ hai: hình chữ nhật dài 25,5 cm, rộng 22 cm, dày 4cm. Trên mặt vẽ khắc hình tượng nam ngồi, đầu đội mũ cánh chuồn, hình tượng cao 13 cm, bên cạnh có khắc dòng chữ Hán được dịch là: tượng cổ thủy tổ Bùi Quốc Hưng là Khai quốc công thần thời Lê. Trên viên gạch này cũng có một đĩa gốm hoa lam có nắp đậy bên trong có bảy đồng tiền cổ niên hiệu Minh Mệnh thông bảo. Hố khai quật thám sát thứ hai có diện tích 2 mét vuông được mở tại phía sau bể nước, khu vực này trước đây có cây hương thờ cúng ngoài trời của gia đình. Tại hố khai quật đã phát hiện được 27 hiện vật các loại. Đặc biệt có một số hiện vật quý hiếm sau: - 7 đồng tiền cổ thời Lê có niên hiệu: Thiệu Bình thông bảo; Thái Hòa thông bảo; Quang Thuận thông bảo; Hồng Đức thông bảo; Cảnh Thống thông bảo; Cảnh Hưng thông bảo. - Một bia đá xanh cao 49,5 cm, rộng 30 cm, dày 11 cm, trên bia có khắc chữ Hán nói về ông Bùi Đình Nghĩa. - Ba viên gạch có khắc chữ Hán: + Viên thứ nhất dài 32,5 cm, rộng 15 cm, dày 3,5 cm. + Viên thứ hai dài 19 cm, rộng 14 cm, dày 3,5 cm. + Viên thứ ba dài 17 cm, rộng 13 cm, dày 3cm. Nội dung khắc trên các viên gạch cổ chứa nhiều thông tin về dòng họ và thân thế sự nghiệp của các nhân vật lịch sử đương thời. Điều đặc biệt dòng họ Bùi ở đây còn có quan hệ với dòng họ Mạc của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Lũng Động - Nam Sách và họ Phạm của danh tướng Yết Kiêu người Hạ Bì - Gia Lộc: vợ cụ Bùi Đình Nghĩa là hậu duệ của quan trạng Mạc Đĩnh Chi. Vợ cụ Bùi Đình Khởi là Phạm Thị Quyên, tên hiệu là Như Hậu, nguyên là hậu duệ của thủy tướng quân triều Trần Phạm Hữu Thế (tức danh tướng Yết Kiêu). Từ các hiện vật thu được trong các hố khai quật và thám sát cho ta nhiều thông tin về dòng họ và khẳng định nơi đây từng là trung tâm sản xuất gốm sứ cổ thời Lê mà chủ nhân đích thực là bà Bùi Thị Hý, người đã để lại lưu bút trên chiếc bình gốm cổ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyễn Duy Cương
Bài đăng trên Tạp chí KHCN&MT số 2/2012 |
Phản hồi
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương About this page ι Sitemap ι Contacts Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge |