Đăng nhập


18-08-2013 23:44

TaTi-Bài viết được đăng lại từ website : http://ditichlichsuvanhoa.com

1. Tên di tích: Đình Quán Đào
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số: 2233/QĐ-BT, ngày 26 tháng 06 năm 1995
5. Địa chỉ: Xã Tân Tiến – Huyện Gia Lộc – Tỉnh Hải Dương
6. Thông tin về di tích:
    Đình Quán Đào được xây dựng ở trung tâm làng Quán Đào, nằm trên một gò đất cao gọi là đồng con voi. Trước cửa Đình là một ao lớn, trước đây thông ra sông Cống Câu, thuyền Đinh có thể vào được tận cửa Đình, còn xung quanh là đường làng.
    Ở phía Tây của Đình có một ngôi miếu được xây dựng lên một gò đống cao gọi là đống con Xà. Phía Bắc Đình cũng có một gò đống gọi là gò đống rước vua.
    Như vậy ngôi đình được xây dựng ở giữa gò đống thế rồng chầu hổ phục.
    Cũng như mọi ngôi đình Việt Nam Đình Quán Đào được xây dựng để thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân làng, mỗi khi có việc lớn, Đình được xây dựng từ thời Lý là nơi thờ cụ Thiên Tác quê chính ở Cao Xá huyện Cẩm Giàng, theo lệnh của Triều đình nhà Lý về Quán Đào để mộ quân đánh giặc Tống. Khi chiến thắng được phong là “Tôn canh linh ứng” và được vua ban sắc khi mất được nhân dân Quán Đào tôn là thành hoàng thờ tại đình làng.
    Hiện nay ở xung quanh làng Quán Đào còn nơi thờ Hữu Văn Vũ đó đều là quân của Thiên Tác. Trong đình còn có đại tự, câu đối ca ngợi công lao của Thành Hoàng. Bức đại tự lớn sơn son ghi 4 chữ “Trung Chính Đức Long” nghĩa là: “Ông là một trung thần chính trực”, con người đức độ xứng đáng là con rồng cháu lạc. Một bức đại tự có ghi 3 chữ “Trạc quyết linh” nghĩa là “Sáng sủa linh thiêng”.
    Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 hội làng được mở từ ngày 10 đến 20 tháng giêng âm lịch.
Tháng 8 năm 1945 nhân dân Tân Tiến tập trung lại Đình làng để lên huyện tham gia giành chính quyền.
    Trong những năm 1946 Đình là nơi nhân dân học bình dân học vụ xoá mù chữ.
Ngày 06 tháng 01 năm 1946 Đình là nơi chứng kiến cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà của xã.
    Năm 1946 đến 1947 Đình là nơi luyện tập vũ trang của du kích.
    Từ cuối  năm1947 địch tăng cường càn quét, đình là nơi họp bàn cách lãnh đạo. Cũng trong thời kỳ khó khăn này Đình và thôn Quán Đào đã che dấu bảo vệ hàng trăm cán bộ Huyện, Tỉnh.
    Đình Quán Đào lại là nơi đón tiếp các khách nước ngoài và các đoàn của huyện, tỉnh,các tỉnh khác đến thăm học tập cách đánh du kích.
    Trong thời kỳ chống Mỹ có một số đơn vị bộ đội tỉnh về đình nghỉ chân. Đình cũng là nơi đăng ký thanh niên nhập ngũ.
    Đình Quán Đào được nhà nước xếp hạng cấp bằng di tích lịch sử văn hoá ngày 26/05/1995.
    Đình Quán Đào điểm nổi bật của di tích là thờ một vị tướng thời Lý. Đặc biệt hơn tất cả là di tích gắn liền với lịch sử kháng chiến chống pháp oai hùng của địa phương. Nằm trong một làng kháng chiến kiểu mẫu. Đình luôn là linh hồn của cuộc kháng chiến chống pháp của địa phương.
    Ghi nhận những đóng góp của nhân dân Tân Tiến trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, trong đó có phần đóng góp của nhân dân thôn Quán Đào và đình Quán Đào, ngày 26/04/2002 chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn