04-07-2013 11:38
TaTi-Việt Nam đã hoàn tất khâu chuyển giao uranium có độ giàu cao (HEU) tới Nga vào ngày 3/7/2013 dưới sự bảo trợ của Chương trình Trao trả Nhiên liệu Lò phản ứng Nghiên cứu về Liên bang Nga. Việc không còn sở hữu chất liệu này đồng nghĩa với việc Việt Nam không còn khả năng chế tạo bom nguyên tử.
Thùng vận chuyển VPVR/M được sử dụng để chứa uranium có độ giàu cao được đặt trong một thùng chứa TUK-145/C tại một sân bay quân sự bên ngoài Thành phố Hồ Chí Minh trước khi lên máy bay từ Việt Nam về Nga. Thùng VPVR/M này được cung cấp bởi IAEA.
Theo thông cáo báo chí do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phát đi hôm qua, ngày 13/7 từ TP.HCM, chuyến chuyển giao cuối cùng này bao gồm 10 kg nhiên liệu hạt nhân uranium có độ giàu cao đã qua sử dụng tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về hướng Đông Bắc. Số uranium có độ giàu cao này sẽ được đưa tới Nga và được giảm xuống một độ làm giàu thấp hơn song vẫn phù hợp để làm nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân sản xuất ra điện nguyên tử.
Đây là lần thứ hai chất uranium có độ giàu cao được mang ra khỏi Việt Nam. Lần thứ nhất là vào năm 2007, với khoảng 4 kg HEU được vận chuyển trở về Nga. Lò phản ứng nghiên cứu tại Đà Lạt đã được chuyển đổi để sử dụng uranium có độ làm giàu thấp (LEU).
Uranium có độ giàu cao là thành tố tối cần thiết trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân. Loại nhiên liệu uranium sản xuất ở Nga được dùng từ thập niên 1980 cho đến 2007 tại lò Đà Lạt chứa hàm lượng uranium là 36%, được gọi là uranium độ giàu cao. Còn loại nhiên liệu mới được thay thế hoàn toàn hiện nay chứa hàm lượng uranium gần 20%, được gọi là uranium có độ giàu thấp.
Do đó, sau sự kiện này, việc Việt Nam không còn sở hữu chất liệu uranium có độ giàu cao đồng nghĩa với việc Việt Nam không còn khả năng chế tạo bom nguyên tử. Trên lý thuyết, số uranium có độ giàu cao ở Đà Lạt được cho là đủ để làm ra một nửa quả bom hạt nhân.
Theo IAEA, lò phản ứng tại Đà Lạt bắt đầu hoạt động từ năm 1963 và ban đầu được xây dựng dưới dạng lò phản ứng dạng TRIGA. Trước khi đi vào hoạt động, lò phản ứng Đà Lạt được xây dựng lại thành một lò phản ứng 500kW với nhiên liệu được Liên Xô cung cấp. Lò phản ứng này được dùng để sản xuất các đồng vị phóng xạ cho y tế, bên cạnh các ứng dụng nghiên cứu và công nghiệp khác.
Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế (IAEA) là một trong các bên tham gia vào quá trình vận chuyển uranium có độ giàu cao (HEU) khỏi Việt Nam bắt đầu từ năm 2007 với nhiệm vụ tư vấn về an ninh và an toàn cho cả 2 đợt chuyển uranium vào năm 2007 và 2013. Trong chuyến vận chuyển uranium ngày 3/7/2013, các chuyên gia của IAEA đã thực hiện đánh giá kỹ thuật về gói hàng và tư vấn trực tiếp tại hiện trường trong khâu chuẩn bị. Ngoài ra, thùng chứa VPVR/M được sử dụng trong chuyến vận chuyển này là một trong 10 thùng chứa 2 chức năng (chứa và vận chuyển nguyên liệu uranium đã qua sử dụng) được IAEA sản xuất vào năm 2006 với sự trợ giúp của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ.
Là một thỏa thuận được ký kết giữa Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và IAEA, Chương trình Trao trả Nhiên liệu Lò phản ứng Nghiên cứu về Liên bang Nga được bắt đầu từ năm 2012 với mục đích đưa nhiên liệu uranium được làm giàu trở về từ các nước Sô-viết cũ. Kể từ khi bắt đầu, 53 chuyến vận chuyển đã được thực hiện thành công, hơn 2.000kg HEU đã được đem về nước Nga từ 14 quốc gia khác. IAEA tích cực hỗ trợ Chương trình Trao trả nói trên thông qua các tư vấn về mặt kỹ thuật cũng như mặt tổ chức, đồng thời hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi các lò phản ứng từ uranium có độ giàu cao xuống uranium có độ giàu thấp.
Theo http://vnreview.vn
2013-07-04 11:29:05
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương About this page ι Sitemap ι Contacts Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge |