Đăng nhập


TaTi- Nhân dịp cụm Di tích Miếu - Chùa Cao Linh ( Đông Cận ) đón nhận bằng xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh , Tân Tiến Online xin đăng tải bài viết giới thiệu về cụm Di tích này.

Photobucket

Miếu Đông Cận toạ lạc tại vị trí cuối làng, hướng Đông Nam. Phía tây, phía Nam và phía Bắc là khu đất canh tác, trước di tích có 2 giếng nước tượng trưng cho 2 mắt rồng. Miếu Đông Cận được khởi dựng từ năm nào chưa có tài liệu xác định nhưng được trùng tu vào đầu thời nhà Nguyễn, có kiến trúc chữ đinh (J)gồm: 3 gian tiền tế, 2 gian hậu cung. Sau cách mạng tháng 8, do chiến tranh đã phá hỏng một phần hậu cung của Miếu không còn nguyên vẹn. Năm 1957, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng trong làng, nhân dân và chính quyền đã phục dựng lại Miếu trên nền móng chữ đinh (J) gồm: 3 gian tiền tế, 2 gian hậu cung. Hiện nay phía trược cách Miếu khoảng 60m chỉ còn 1 giếng mắt rồng.

          Khuôn viên Miếu-Chùa có diện tích 1.935m2, trong đó: Toà tiền tế có 3 gian có diện tích 72m2. Kết cấu chính là cột,  vì kèo bằng chất liệu bê tông, hoành và dui, mái kết cấu bằng gỗ (giữ nguyên kiến trúc cũ). Trên nóc có trụ xi măng ghi dòng chữ: "Lăng tích từ" (Miếu  nằm trên dấu tích năng mộ của Ngài. Mái lợp ngói truyền thống. Cửa khung gỗ chấn song con tiện. Toà hậu cung 2 gian , mái lợp gói truyền thống. Gian giữa xây bam thờ, trên có tượng thờ. Cột cái, cột quân, xà lách, câu đầu, đầu dư làm bằng xi măng cốt thép, dui bằng gỗ, vì "giá chiêng", kiểu kết cấu như gian tiền tế.

Photobucket

Hiện nay, Miếu Đông Cận là nơi thờ Thành Hoàng làng Đỗ Công Cốt, hiệu là Hoàng Công Thuỵ là Đạo Cốt, là người từng có công giúp Vua Lý Anh Tông năm(1138-1175) đánh giặc Ma La (Chiêm thành) tại đất Châu Quỳnh Nhai Phủ Điện Biên tỉnh Hưng Hoá vào thế kỷ XII.

Giới thiệu về Thành Hoàng làng Đỗ Công Cốt

Dưới triều vua Lý Anh Tông (1138-1175) nước ta có giặc Ma La Xâm lấn Châu Quỳnh Nhai Phủ Điện Biên tỉnh Hưng Hoá, Vua truyền hịch trong thiên hạ, địa phương nào có anh tài vũ sĩ, đến nhà vua ứng tuyển. Đỗ Công Cốt nghe thấy xin với mẹ đi gặp nhà Vua để dẹp giặc.

          Vua cùng đoàn quân đánh giặc đi qua địa giới bản xã, tức làng Đông Cận mặt trời đã lặn. Vua bèn dừng xe đóng quân ở tại chùa Cao Linh (làng Đông Cận). Nửa đêm vua nằm mộng thấy trong chùa sáng rực, có thầnh nhân đứng trước tâu rằng: "Ta vâng mệnh thiên đình xuống bảo, làng Đông Cận có người anh tài dùng làm quan Đại tướng quân ắt giúp nhà vua thời giặc khá yên". Sáng sớm Vua tỉnh giấc đã thấy người ở ngoài cửa chùa, trong tay cầm gậy trúc múa, Vua khen tài, bèn ngẫm đến thần mộng báo, vua bàn với dân làng, hỏi họ tên ngài, trước sau thế nào, dân làng đều tâu bạch, Vua bàn với nhân dân cố lão, hỏi họ tên ngài trước sau thế nào, nhân dân đề tâu minh bạch, Vua vời vào thi võ nghệ, ngài gia mưu thiết trí, tâu đối như lưu lại thấy trên trán ngài có hai chữ "Thanh sắc", lấy làm lạ, vua cả mừng nói rằng: Trời cho người tài để giúp nước nhà, nói xong bèn lập đàn chay tế Thiên địa Thần Kỳ, gia ban phong tước, khi tế trời bỗng mây kéo mưa mờ tới, tế xong trời đất tạnh quang rực rỡ, Vua biết là linh dự và phong ngài làm "Trung phẩm Hoàng bào nguyên suý đại tướng quân". Ngàu ấy, Vua xe giá tiến quân cất ngài đi tên phong hướng đạo thuỷ bộ, thuyền beg song hành cờ qạt rợp đát, chiêng trống vang trời tiến thẳng tới nơi quân giặc đóng , tức là đất Quỳnh Nhai. Chiến thắng giặc trở về, vua cùng ngài về triều yến tiệc chúc mừng, khao thưởng quân sĩ, gia ban phong tước. Yến xong ngài dâng biểu tâu rằng" nay giặc đã yên bình, xin về bản quán, tức là làng Đông Cận, vua thuận cho, khi ngài về bản quán, lễ bái tổ tiên, thân phụ, thân mẫu… ngài bàn với dân làng phụ lão, đãi yến gia ban. Khi việc xong ngài về triều nhận việc. Trải qua 3, 4 năm vua lại cất ngài đi tuần hành trong thiên hạ. Khi việc xong việc ngài trở về bản quán tức thôn Đông Cận thăm xem huyện đường, chẳng may ngày 10 tháng 10 ngài đi qua đống nghè, tự nhiên trời mưa to mây kéo mờ tối, bỗng trời đất tạnh quang, sáng ra đã thấy mối đắp thành mộ , nhân dân phụ lão làm sớ tấu, vua nhớ ngài công to khó nhọc, khiến quan đình thần vâng đem sắc chỉ, tới bản xã lễ bái, truyền dân lập miếu phụng thờ. Vua gia ban tiền 300 quan để làm hương hoả muôn đời và phong mỹ tự đương cảnh Thành hoàng , hiệu Hoàng Công ThuỵĐạo Cốt, Lý triều tặng lịch đại sắc phong "Hoàng đạo Quảng đức phúc thần linh ứng thượng đẳng Đại Vương". Cho phép dân làng lập miếu thờ ngay nơi ngài hoá, ngàn năm thờ phụng.

          Do có công lao to lớn với đất nước, trải qua các triều đại phong kiến, thành hoàng làng Đông Cận đều được sắc phong , hiện nay tại di tích còn lưu giữ 2 đạo sắc.

          Đời vua Duy Tân thứ 3 (1909) sắc cho xã Đông Cận, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo trước phụng thờ "Vị thần áo vàng trung phẩm linh thiêng phù trợ, có công giúp đỡ, bảo vệ thời Trung Hưng:, (ban: ngày 11 tháng 8 năm Duy Tân thứ 3 (1909).

          Đời vua Khải Định thứ 9 (1924) sắc cho xã Đông Cận, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương theo trước phụng thờ "Vị thần áo vàng trung phẩm linh thiêng phù trợ, có công giúp đỡ, bảo vệ thời Trung Hưng:, (ban: ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924).

Photobucket

          Chùa Đông Cận trước năm 1974 chùa cách vị trí hiện nay 100m, được xây dựng từ rất nâu đời, hướng Đông Nam một ngôi chùa bề thế kiến trúc kiểu chữ đinh (J), gồm 5 gian tiền đường, 3 gian hậu cung, tam quan nhà mẫu, toàn bộ kiến trúc xây dựng bằng gỗ lim, lợp gói truyền thống, hai bên đầu hồi cuốn quai chảo, bên phải chùa có giếng, 2 bên có cây đại, cây đa, đằng sau, trước đều có sân rộng. Do chiến tranh nên chùa bị hư hỏng nhiều. Năm 1974 nhân dân và chính quyền địa phương đã cho tháo dỡ để làm các công trình phúc lợi. Đồ tế tự không còn nhiều và được di chuyển về Miếu. Đến năm 2003: Chính quyền và nhân dân địa phương xây dựng ngôi chùa kiến trúc chữ đinh (J) gồm: 3 gian tiền đường, 2 gian hậu cung. Dui làm bằng tre, sà bằng sắt, lợp gói truyền thống, tường xây gạch ba banh.

          Nhà Mẫu, ngôi đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan có từ lâu đời, được xây dựng bên cạnh chùa (cách vị trí Miếu 100m). Do thăng trầm của lịch sử, ngôi đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan không còn nữa, những đồ tế tự di chuyển về Miếu. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước đồ tế tự bị tiêu huỷ, chỉ còn lại pho tượng Nguyên Phi Ỷ Lan và 2 làng hầu chất liệu bằng đồng. Năm 2007 chính quyền và nhân dân xây tiếp nhà mẫu diện tích 36m2 bên cạnh chùa thờ Tứ Phủ, trong đó có Mẫu Nguyên Phi Ỷ Lan. Sinh thời bà là người có công lớn đối với dân làng Đông Cận, vì thế được tôn vinh là Thánh Mẫu.

          Hiện nay, Miếu-Chùa Đông Cận còn lưu giữ được một số cổ vật có giá trị, đặc biệt là hệ thống sắc phong (thời Nguyễn), câu đối, đại tự, bia ký, đó là những di vật quý báo của địa phương nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Thông qua các tài liệu hiện vật giúp ta hiểu thêm lịch sử và lễ hội truyền thống của địa phương, để từ đó vận dụng vào việc tổ chức lễ hội hiện nay cho phù hợp. Đồng thời phát huy những nét đẹp trong sinh hoạt tín ngưỡng, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam "tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" theo tinh thần nghị quyết Trung ương 5 (kháo VIII) của Đảng.

Theo THCS Tân Tiến

Đăng bởi Nghiệp Lê Văn

2013-05-02 09:20:03

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn