Đăng nhập


TaTi-Năm 2012 đang dần khép lại sau nhiều biến động. Cũng như các khu vực khác trên thế giới, Đông Nam Á đã chứng kiến nhiều sự kiện sôi động, có cả gam sáng lẫn tối.

Dưới đây là bình chọn của Dân trí về 10 sự kiện nổi bật nhất tại Đông Nam Á trong năm qua.

1. ASEAN ngày càng giữ vai trò trung tâm trong khu vực

 

Với hai kỳ hội nghị cấp cao trong năm qua, ASEAN ngày càng khẳng định vai trò trung tâm và vị thế không thể thiếu trong phát triển chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa- xã hội của khu vực.

 

Điều này được thể hiện rất rõ trong việc các nhà lãnh đạo ASEAN kiên định quyết tâm chính trị trong việc thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ký Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN nhằm hướng tới một Cộng đồng thực sự vì người dân, đồng thời thành lập Viện Nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN vì sự thịnh vượng chung của khối.

 Lãnh đạo 10 nước thành viên chụp ảnh chung tại Cấp cao ASEAN 21 ở

Lãnh đạo 10 nước thành viên chụp ảnh chung tại Cấp cao ASEAN 21 ở Phnom Penh, Campuchia.

 

ASEAN vẫn tiếp tục thể hiện được giá trị riêng của mình với việc đẩy mạnh các cơ chế hợp tác trong khuôn khổ ASEAN+. Đáng chú ý nhất là tại Cấp cao ASEAN 21, ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố kỷ niệm 10 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

 
2. Căng thẳng tranh chấp lãnh hải ở biển Đông

 

Mặc dù ASEAN đạt được không ít thành tựu trong năm qua nhưng bên cạnh đó, khu vực này cũng phải đối mặt với không ít thách thức nảy sinh từ các tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông. 

Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua. 

 
Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua.

Điển hình trong số này phải kể đến các hành vi ngang nhiên của Trung Quốc hòng từng bước độc chiếm Biển Đông như cho lưu hành hộ chiếu in chìm “đường lưỡi bò”, thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tại Biển Đông và thường xuyên cử tàu tới vùng biển tranh chấp với các nước trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho thành lập đơn vị quân đội đồn trú tại Tam Sa và phát hành bản đồ về “thực thể hành chính” phi pháp này. Tất cả các hành động của Trung Quốc đều vấp phải sự phản đối gay gắt của các nước trong và ngoài khu vực.

3. AMM 45 không ra được tuyên bố chung

Căng thẳng tại Biển Đông không chỉ làm nóng bầu không khí trên thực địa, mà còn phủ bóng lên các hội nghị của ASEAN trong năm 2012, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cũng như hình ảnh của Hiệp hội vốn nổi tiếng đoàn kết và tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc đồng thuận.

Ảnh hưởng rõ nét nhất là việc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) lần đầu tiên trong lịch sử không thể ra được tuyên bố chung, do bất đồng giữa các nước thành viên về phương thức giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua.

Việc AMM-45 không ra được tuyên bố chung khiến nhiều nhà lãnh đạo khu vực nuối tiếc và mọi ánh mắt đổ dồn về nước chủ nhà Campuchia.

Không chỉ thế, tranh chấp tại Biển Đông còn gây ra những tác động nhất định tới các mối quan hệ đan chéo trong khu vực. Một số nước công khai trách cứ Campuchia - nước Chủ tịch ASEAN 2012 - về việc để xảy ra “sự cố AMM-45”. Theo lời một nhà phân tích kỳ cựu của Việt Nam, định chế ASEAN cần biết chấp nhận khác biệt tạm thời để nhìn rõ hơn điểm mạnh-yếu của khối, qua đó hiểu rõ hơn “xung đột tôi và chúng ta” trong nội bộ ASEAN, đồng thời tạo nền tảng định hướng hợp tác bền vững trong tương lai. Tuy sự cố AMM-45 đã làm chậm lại tiến trình đạt được Bộ quy tắc ứng cử ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, song đây sẽ là bài học cần thiết để ASEAN tiến những bước “chậm mà chắc” trong việc đi tới văn kiện mang tính ràng buộc cao ở Biển Đông.

4. Cải cách ở Myanmar

Myanmar đã trở thành điểm sáng trong bức tranh chính trị khu vực khi quốc gia Đông Nam Á này thực hiện thành công lộ trình cải cách dân chủ toàn diện trên cả ba trụ cột chính trị, kinh tế và xã hội.

 Thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi (phải) nay đã là nghị sĩ và là “bạn” của Tổng thống U Thein Sein.

 
Thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi (phải) nay đã là nghị sĩ và là “bạn” của Tổng thống U Thein Sein.

Mỹ và phương Tây thậm chí quyết định dỡ bỏ lệnh cấm vận sau gần nửa thế kỷ áp đặt đối với Myanmar, đồng thời tiến hành các chuyến thăm cấp tập tới nền kinh tế được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá là có triển vọng lấy lại danh hiệu “Hòn ngọc châu Á” như trước đây.

5. Lào gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

Sau 15 năm đàm phán “việt dã” và nỗ lực sửa đổi chính sách, pháp luật phù hợp với yêu cầu của WTO, Lào, nước cuối cùng trong ASEAN, đã chính thức được nhận vào tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.

Hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thổi bùng tranh cãi gay gắt ở Biển Đông thời gian qua. 

Bộ trưởng Công Thương Lào Nam Viyaketh (trái) và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy tại buổi lễ chấp nhận đơn đề nghị là thành viên của Lào.

Sự kiện này diễn ra sau nhiều năm kinh tế Lào đạt nhịp độ tăng trưởng trung bình hơn 6%/năm và có thể đạt 8% trong năm nay, mức cao nhất ở Đông Nam Á. Việc Lào trở thành thành viên của WTO không chỉ tạo cú hích lớn cho nền kinh tế, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, nâng cao sức cạnh tranh, mà còn thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước thành viên ASEAN và mở cửa thị trường giao thương ra các khu vực khác.

6. Cựu vương Campuchia từ trần

Ngày 15/10/2012, cựu Vương Campuchia Norodom Sihanouk đã qua đời tại Bắc Kinh, nơi ông đang điều trị bệnh. Đây là tổn thất lớn đối với đất nước Campuchia.

Campuchia đưa thi hài cựu Vương Norodom Sihanouk về nước an táng. 

 
 Campuchia đưa thi hài cựu Vương Norodom Sihanouk về nước an táng.

Ông là người đấu tranh không mệt mỏi cho độc lập tự chủ của Vương quốc Campuchia, là một trong những người sáng lập Phong trào không liên kết và được bầu là người đứng đầu Nhà nước suốt đời của Campuchia. Ông được đánh giá là một chính trị gia tài ba, sắc sảo, biết cách gây bất ngờ cho những người xung quanh bằng sự hấp dẫn và tài trí của mình. Ngoài các hoạt động chính trị, ông còn viết các tác phẩm điện ảnh, làm thơ, sáng tác nhạc.

7. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm lại Cam Ranh sau gần nửa thế kỷ

Trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày (3-5/6), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã có chuyến thăm được giới chuyên gia quốc tế đánh giá là mang tính lịch sử tới cảng Cam Ranh của Việt Nam. Ông là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Cam Ranh kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Campuchia đưa thi hài cựu Vương Norodom Sihanouk về nước an táng.

 

 
Bộ trưởng Panetta nói chuyện với các thủy thủ ở mũi tàu USNS Richard E. Byrd. Cảnh nền phía sau là bờ vịnh Cam Ranh.

Người đứng đầu ngành quốc phòng Mỹ nhấn mạnh muốn khai thác, mở rộng, phát triển các mối quan hệ hợp tác với Việt Nam, đặc biệt trong vấn đề an ninh - an toàn hàng hải và thúc đẩy COC. Bộ trưởng Panetta khẳng định việc sử dụng các hải cảng của đối tác có ý nghĩa quan trọng giúp hải quân Mỹ di chuyển nhanh từ bờ Tây sang châu Á – Thái Bình Dương, nơi Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục an ninh từ Tây sang Đông theo tỷ lệ 40/60.

8. Thái Lan, Campuchia rút khỏi biên giới tranh chấp

Tranh chấp lãnh thổ giữa Thái Lan và Campuchia quanh ngôi đền cổ 900 năm tuổi Preah Vihear ở biên giới chung đã được chính thức tháo ngòi nổ sau khi hai bên rút hết binh sĩ ra khỏi khu vực này theo phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (IJC).

Quân đội Campuchia rút quân khỏi đền Preah Vihear, nơi cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền. 

 
Quân đội Campuchia rút quân khỏi đền Preah Vihear, nơi cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.

Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm cải thiện quan hệ giữa 2 nước. Quyết định rút quân được đưa ra sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tại Siem Riep vào trung tuần tháng 7. Tại cuộc gặp, hai bên nhất trí sẽ bố trí lại các binh sĩ ở Khu phi quân sự tạm thời.

9. Khánh thành thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Thủy điện Sơn La, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, đã được khánh thành ngày 23/12 sau 7 năm xây dựng trên địa bàn xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.

Toàn cảnh công trình hủy điện Sơn La. 

 
Toàn cảnh công trình hủy điện Sơn La.  

Thủy điện Sơn La có công suất lắp đặt 2.400 MW, gồm 6 tổ máy với tổng mức đầu tư 60 ngàn tỷ VNĐ. Sau khi đi vào hoạt động, công trình này hòa vào lưới điện quốc gia của Việt Nam với sản lượng điện trung bình mỗi năm 10,2 tỷ KWh, chống lũ về mua mưa, cung cấp nước về mua khô cho đồng bằng Bắc Bộ và góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc.

10. Khởi động kết nối sàn giao dịch chứng khoán Đông Nam Á

Sau nhiều năm “thai nghén”, sàn giao dịch chứng khoán Đông Nam Á đã chính thức được kết nối trong năm 2012 với hoạt động giao dịch liên thông trên 4 thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia và Philippines. Bốn nước này nhất trí chọn hãng Sungard của Mỹ là nhà cung cấp giải pháp kết nối hệ thống cho 4 thị trường và nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, hệ thống sẽ có thêm kết nối của 2 sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và một của Indonesia trong năm 2013.

Toàn cảnh công trình hủy điện Sơn La. 

 
Sàn chứng khoán ASEAN mới được thiết lập sẽ kết nối điện tử giữa 7 sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực, trong đó có hai sàn giao dịch tại Việt Nam.

Theo tính toán, mức vốn hóa của 6 thị trường liên thông tại khu vực ASEAN sẽ đạt khoảng 2.400 tỷ USD, trở thành đối trọng với các thị trường chứng khoán lớn tại châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản… Đây cũng được xem là bước tiến quan trọng trong kế hoạch đưa 10 nước thành viên ASEAN thành một khối thương mại thống nhất với khả năng luân chuyển vốn tự do vào năm 2015.

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn