Đăng nhập


TaTi-Đình Quán Đào thuộc thôn Quán Đào , xã Tân Tiến, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là nơi thờ Thiên Tác Đại Vương Lí Canh Tôn, là một danh tướng thời nhà Lí người có công phù giúp Nhà Lí đánh tan quân Tống xâm lược.

     I. Tên gọi của Đình:

- Quán Đào xưa vốn là trang Quán Đào, là một xã của Tổng Mỹ Xá- Phủ Tứ kỳ. Từ năm 1925 đến 1944 là một xã của tổng Hội xuyên huyện Gia Lộc. Từ năm 1945 đến nay Quán Đào, là một thôn của xã Tân Tiến huyện Gia Lộc. Trước đây trong xã, thôn nào cũng có Đình, chùa . Đình thuộc thôn quán Đào nên có tên gọi là: Đình Quán Đào.

         II. Địa điểm của Đình:

- Đình được xây dựng ở trung tâm thôn Quán Đào, nằm trên một gò đất cao gọi là đống con voi. Trước cửa đình là một cái ao lớn, trước đây thông ra sông cống câu, thuyền đinh có thể vào tận cửa Đình, còn xung quanh là đường làng. Ở phía Tây của Đình còn có một ngôi miếu cũng được xây dựng trên một gò đống còn được gọi là đống Con Xà. Phía Bắc Đình cũng có một gò đống cao gọi là Đống Rước Vua, nằm cách Đình khoảng 500m. Như vậy ngôi Đình được xây dựng ở giữa các gò đống tạo ra thế rồng chầu hổ phục.

        III. Những sự kiện lịch sự kiện lịch sử

- Cũng như mọi ngôi đình Việt Nam. Đình Quán Đào được xây dựng để thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân làng, mỗi khi có việc lớn. Đình được xây dựng từ thời Lý. Nguyên là nơi thờ cụ Thiên Tác quê chính ở Cao Xá Cẩm Giàng. Theo lệnh của chiều đình về Quán Đào để mộ quân đánh giặc Tống. Khi chiến thắng được vua phong là “ Tôn canh linh ứng” và được vua ban sắc phong khi chết được nhân dân Quán Đào tôn là thành hoàng thờ tại đình làng.

- Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 hội làng được mở từ 10 đến 20 tháng giêng âm lịch, tại Đình được tổ chức nhiều hình thức như rước, tế, lễ, hát chèo….Đặc biệt ở đây có lệ thi lợn thờ mỗi giáp một con.

- Đình Quán Đào còn đặc biệt là nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của địa phương. Nhân dân Quán Đào nói riêng và nhân dân Tân Tiến nói chung là những du kích đánh Pháp nổi tiếng kiên cường, dũng cảm, đã được lịch sử tỉnh, huyện ghi nhận. Ngôi đình là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp của địa phương. Tại đây những người chỉ huy luôn đưa ra những quyết định đúng đắn và đều giành thắng lợi.

- Tháng 8/1945 nhân dân Tân Tiến đã tập trung tại đình để lên huyện tham gia giành chính quyền.

- Trong những năm 1946 Đình còn là nơi nhân dân học bình dân học vụ, xóa mù chữ cho nhân dân trong xã. Đình cũng là nơi nhân dân đến ủng hộ vàng bạc trong tuần lễ vàng mà Bác Hồ và chính phủ kêu gọi. Đình còn là nơi thành lập xã Tân Tiến gồm ba thôn, Đông cận, Quán Đào, Tam Lương năm 1946.

- Ngày 06/1/1946, Đình còn là nơi chứng kiến cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa của xã. Liên tiếp các năm 1946 – 1947 Đình con là nơi luyện tập võ trang của du kích, để chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp của địa phương.

- Ngày 23/12/1946 quân địch đi ca nô đổ bộ lên bến đòg neo ( cách xã 2 km) bắn súng vào xã. Liền sau đó khỏng 40 người dân Tân Tiến tay cầm vũ khí đã xông lên đường 191 đánh trả. Trận ra quân lần đầu đã chứng tỏ tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân được huyện biểu dương khen ngợi.

- Ngày 23/2/1947. Địch càn thẳng vào xã đốt cháy 2/3 số nhà dân, bắn chết 4 nười, bắt đi 20 người. Biến căm thù thành hành động. Chi bộ Tân Tiến đã họp tại đình Quán Đào và ra nghị quyết” Tổ chức biên chế quân du kích chặt chẽ, huấn luyện quân sự, mỗi đồng chí phải có một thứ vũ khí…Tuyên truyền nhân dân toàn xã chuẩn bị đánh giặc”. Từ đó tại đình du kích ngày đêm luyện tập, nhân dân đẩy mạnh sản xuất và tham gia bình dân học vụ. Từ năm 1947 địch tăng cường càn quét, 3 năm đầu kháng chiến từ 1946 đến 1948 chi bộ Đảng tiếp tục được phát triển, chính quyền được củng cố. Từ năm 1950 quân địch thua đau ở biên giới chúng quay về đồng bằng, đồn bốt được mọc lên như nấm. quanh xã Tân Tiến có nhiều bốt địch như bốt Bỉnh di, Đông Quan, Xuân nẻo, Lũy Dương…Trước tình này chi bộ họp tại đình Quán Đào ra nghị quyết bám sát dân, giữ vững cơ sở, đấu tranh với địch trong thời gian khó khăn này, ®×nh  Quán Đào con che dấu hàng trăm cán bộ huyện, tỉnh và một số cán bộ xã bạn. Trong lúc khó khăn tình làng, nghĩa xóm càng đậm đà sâu đậm, mọi người nhường cơm sẻ áo..

- Từ năm 1952 đến 1954 chiến trường chính ta mở rộng, tại xã được phát triển lên một bước gồm có 42 đồng chí có 6 súng trường, 1 triung liên, một tiểu liên và nhiều chông mìn, lựu đạn, luôn hoạt động quấy phá địch.

- Trong 8 năm kháng chiến chống Pháp nhân dân Tân Tiến cùng các xã bạn tham gia 105 trận đánh lớn nhỏ, tiêu diệt 241 tên địch, Với thành tích đó xã được tặng thưởng Huân chương kháng chiến hạng nhất. Riêng thôn Quán Đào được tặng huân chương kháng chiến hạng 2, 4 du kích được phong là chiến sĩ thi đua.

       IV. Xếp loại di tích

- Qua nghiên cứu di tích đình Quán Đào là di tích cách mạng và kháng chiến đậm nét. Một công trình kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn còn khá đẹp. Bộ văn hóa thông tin đã xếp hạng di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.

       V. Các hiện vật trong di tích:

          - Trước đây di tích có rất nhiều đồ tế tự như Long đình, Luyện, Bát biểu, Cờ quạt, Tàn lòng, Quần óa tế lễ, Đồ thờ tự… Trải qua thời gian và đặc biệt là kháng chiến chống Pháp ấc liệt đã diễn ra trên mảnh đất này đã tiêu hủy rất nhiều hhieenj nay chỉ còn:

          + Một Đỉnh đồng thời Nguyễn

          +  Một bức đại tự sơn son

          + Một bát Hương bằn sứ

          + Tám lọ hoa sứ.

          + Ba bộ thờ.

          + Một bức Y môn.

          +  Một ngai thờ gỗ

          +  Hai câu đối gỗ

          +  Một bàn thờ gỗ sơn son.

          +  Một hòm sắc.

          + Một thần tích.

          + Ba bức đại tự.

       VI. Giá trị lịch sử khoa học

          - Đình Quán Đào điểm nổi bật của di tích là thờ một vị tướng thời Lý đã có công đánh giặc ngoại xâm, có công với dân với nước. Đặc biệt di tích gắn liền với Lịch sử kháng chiến chống Pháp oai hùng của địa phương. Nằm trong một làng kháng chiến kiểu mẫu của tỉnh Hải Hưng. Đình luôn là linh hồn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Tân Tiến. Đến ngày nay ngôi đình cũng là trung tâm văn hóa của làng Quán Đào, nay đình còn lại quy mô không lớn lắm, nhưng kiến trúc còn lại tại đình là một hiện thực mang tính dân tộc, rất Việt Nam, gần gũi với nhân dân, những con người cần cù trong sản xuất, kiên cường trong chiến đấu và bảo vệ quê hương, ywwu văn hóa và rất mên khách. Đó chính là tâm hồn Việt Nam. Năm 1995 được nhà nước cấp bằng di tích lich sử văn hóa; lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 12 tháng giêng vẫn được duy trì.

Theo http://thcstantien.pgdgialoc.edu.vn

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến của xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn ι www.tan-tien.tk ι Mail:nguoitantien@gmail.com 

 

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
19-10-2012 14:50:29 nguyenduynam

toi khong dong y buc anh chup nha khach Dinh Quan Dao dua len minh hoa lai ghi ten la Dinh Quan Dao. Yeu cau thay dung anh cua Dinh!

Trả lời

22-10-2012 19:57:27 tantienonline

rat xin loi ve viec nay .Neu ban co anh cua Dinh hay gui cho chung toi .cam on ban !

Trả lời


 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn