Đăng nhập


 Các cuộc biểu tình chống Nhật Bản hiện đang như một làn sóng càn quét khắp Trung Quốc khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara đã công bố kế hoạch mua một nhóm đảo mà Nhật Bản ,Trung Quốc và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền.Ông làm như vậy rõ ràng có chấp thuận của chính phủ Nhật Bản.

Shintaro Ishihara là ai?

Shintaro Ishihara là một chính trị gia phái hữu cực đoan của Nhật Bản. Ông là thị trưởng của thành phố Tokyo suốt 4 nhiệm kỳ liên tục kể từ năm 1999 đến nay. Trước đó, ông từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục Môi trường (thời Thủ tướng Fukuda Takeo), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (thời Thủ tướng Takeshita Noboru). Ông trúng cử đại biểu Hạ viện 8 kỳ liên tục từ năm 1972 đến năm 1995, đại biểu Thượng viện từ năm 1968 đến năm 1972.

Tập tin:Shintaro Ishihara, 2006-Sep-1 Rev.jpg

Trước khi nhậm chức, Ishihara là một tác giả nhà văn mà tên tuổi đã trở nên nổi tiếng ở tuổi đôi mươi  sau khi viết "Season of Sun", giành giải thưởng văn học uy tín nhất của Nhật Bản.

Phát ngôn gây tranh cãi :

Năm 1990, Ishihara phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên tạp chí Playboy rằng Thảm sát Nam Kinh là một câu chuyện hoang đường: "Nhiều người đã nói rằng người Nhật đã thực hiện một cuộc thảm sát nhưng điều đó là không đúng sự thật. Đó là một câu chuyện được bịa đặt bởi người Trung Quốc. Nó đã làm vấy bẩn hình ảnh của Nhật Bản, nhưng đó là điều dối trá." Ông vẫn tiếp tục biện bạch cho nhận xét này của mình bất chấp làn sóng phản đối mạnh mẽ đã bùng lên sau đó. Ishihara cũng ủng hộ bộ phim Nankin no shinjitsu có nội dung cho rằng Thảm sát Nam Kinh chỉ là một sự tuyên truyền.

Ishihara cũng tuyên bố rằng việc Đế quốc Nhật Bản xâm lược Triều Tiên hoàn toàn được bào chữa nhờ vào những áp lực lịch sử từ nhà Thanh và Đế quốc Nga.

Sau khi phát động quỹ mua đảo tranh chấp , Ishihara đã so sánh tuyên bố của Trung Quốc với các đảo tranh chấp như "một tên trộm trong nhà của Nhật Bản."

Trung Quốc phản ứng gì ?

Trong tháng 6 ,Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân nhấn mạnh, bất cứ hành động đơn phương nào của Nhật Bản liên quan đến đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc, hay Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản) đều “bất hợp pháp”."Quần đảo Điếu Ngư là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại".''Hành động của một số chính trị gia Nhật Bản là vô trách nhiệm và làm lu mờ danh tiếng của Nhật Bản."

Khi nào chính phủ Nhật bản vào cuộc ?

 Chánh văn phòng nội các Nhật 10/9 xác nhận chính phủ nước này sẽ mua 3 đảo đang là trung tâm tranh chấp với Trung Quốc trên Hoa Đông.Chánh văn phòng Nội các Nhật Osamu Fujimura cho biết “trong cuộc họp các bộ trưởng ngày hôm nay, chúng tôi đã nhất trí sẽ lấy được quyền sở hữu 3 hòn đảo ở Senkaku càng sớm càng tốt”.Senkaku là quần đảo  hiện do một gia đình người Nhật sở hữu và mức giá đưa ra là 2050000000 Yên (tương đương 26.200.000 $ Mỹ).

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố là không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và quyền sở hữu là vấn đề thuộc về Nhật Bản."Quần đảo Senkaku là một phần vốn có của lãnh thổ Nhật Bản, trong lịch sử cũng như theo quy định của pháp luật quốc tế, do đó, không có vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước", ông nói.

"Bây giờ, nó là vấn đề quyền sở hữu - dù là cá nhân sở hữu các đảo này , chính quyền thủ đô Tokyo hoặc nhà nước thì tôi nghĩ chúng tôi phải giải thích rõ ràng và kiên quyết với những quan điểm từ phía Trung Quốc."

Trung Quốc đã phản ứng bằng cách cử sáu tàu tuần tra đến vùng biển xung quanh, bỏ qua một cảnh báo xua đuổi từ lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.Họ tiến vào vùng biển tranh chấp trong một thời gian ngắn trước khi rời khỏi.

Tại cuộc họp báo,ông Ishihara nói về các cuộc tuần tra Trung Quốc: "Chúng tôi đuổi tất cả những người bước vào nhà của một ai đó trong một đôi giày dơ bẩn".

Trích dẫn một tuyên bố của chính phủ, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã cho biết các cuộc tuần tra đã "nhằm mục đích chứng minh thẩm quyền của Trung Quốc trên quần đảo Điếu Ngư , trong khi Thủ tướng Nhật Bản cho biết chính phủ sẽ "dùng mọi biện pháp có thể để đảm bảo an ninh" xung quanh các đảo.

Các cuộc biểu tình sẽ biến thành một cuộc chiến tranh ?

Cùng với loạt tuyên bố của chính phủ hai nước , thì các cuộc biểu tình của cả hai bên là hành động trực tiếp để khẳng định quyền kiểm soát trên các hòn đảo.

Vào cuối tháng tám, Nhật Bản trục xuất 14 người biểu tình Trung Quốc đã bị bắt giữ sau năm người bơi vào bờ các hòn đảo Điếu Ngư / Senkaku và vẫy cờ của Trung Quốc và Đài Loan. Chín người khác trên boong tàu chờ đợi cũng bị bắt giữ.

Vài ngày sau buổi đổ bộ của các nhà hoạt động Trung Quốc, các nhà hoạt động Nhật Bản cũng đã thực hiện cuộc hành trình đến các đảo nhỏ kéo cờ Nhật, khiến Trung Quốc phải "triệu hồi đại diện đại sứ Nhật Bản để phản đối", theo Tân Hoa Xã.

Cuộc đổ bộ của những người Nhật Bản đã gây ra cuộc biểu tình của hàng ngàn người dân ở một số thành phố của Trung Quốc bao gồm cả Quảng Châu, Thâm Quyến, Thẩm Dương, Hàng Châu, Cáp Nhĩ Tân và Thanh Đảo, theo Tân Hoa Xã.

Đó là vào ngày 19 tháng 8, gần một tháng trước khi các cuộc biểu tình chống Nhật biến thành bạo lực , nổ ra trên hàng chục thành phố của Trung Quốc, buộc Nhật đóng cửa tạm ngừng hoạt động tại ba nhà máy thuộc công ty điện tử Nhật Bản Panasonic.

Bối cảnh tranh chấp

Các câu hỏi về quyền sở hữu các đảo kéo dài từ 1895 khi Nhật Bản cho biết Trung Quốc nhượng lại chủ quyền các hòn đảo khi thua trong cuộc chiến Trung-Nhật. Nhật Bản sau đó bán các đảo vào năm 1932. Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ quản lý các đảo, nhưng vào năm 1972 My x đã trao lại cho Nhật Bản cùng với việc rút một phần rút quân khỏi Okinawa.

Trung Quốc nói rằng quyền sở hữu của mình kéo dài hàng trăm năm. Các nhà phân tích nước này nói rằng chính sách của họ trên các hòn đảo đã được duy trì nguyên trạng.

Theo Tân Hoa Xã , cả hai bên đã thỏa thuận trong năm 1978 là đặt vấn đề này sang một bên và giải quyết nó trong tương lai, bằng cách được mô tả như là ''gác tranh chấp , cùng khai thác ".

"Đề xuất của Trung Quốc là nên duy trì nguyên hiện trạng, không bên nào có hành động leo thang gây nên sự khác biệt. Đáng tiếc là chính phủ Nhật Bản đã xúc phạm các đề nghị của Trung Quốc,"  Shen Dingli , Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Quốc tế tại  Đại học Fudan ở Thượng Hải , trong một cuộc phỏng vấn với Tổng công ty phát thanh truyền hình Úc.

Chuyện gì sẽ xảy ra ?

Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi  kiềm chế và "lòng yêu nước hợp lý" khi nói đến các cuộc biểu tình của quần chúng. Hoa Kỳ cũng đã cân nhắc về vấn đề này với Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta kêu gọi "tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế".

Làn sóng chống Nhật tồi tệ nhất trong vòng nhiều thập niên đã bùng phát ở Trung Quốc dẫn tới các cuộc biểu tình và tấn công các công ty Nhật tại đây như Toyota Motor Corp và Honda Motor Co, Canon, Panasonic, Lion King,Tập đoàn Panasonic, buộc họ phải ngừng hoạt động và khiến truyền thông quốc gia Trung Quốc phải cảnh báo quan hệ thương mại giữa hai nước có thể bị tổn hại.

Các trường học Nhật Bản tại Bắc Kinh và Quảng Châu được thông báo tạm đóng cửa ít nhất 2 ngày. Kéo theo đó, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy sự tác động xấu của những cuộc biểu tình tới một số lợi ích của Nhật Bản ở thị trường Trung Quốc, cụ thể thị phần tivi của hãng Shap tại Trung Quốc giảm từ 8,8% xuống 4,7%, của hãng Sony giảm từ 5,9% xuống còn 4,4%, của hãng Panasonic giảm 0,4%. Các sản phẩm khác của hãng Toshiba, Sanyo cũng giảm xuống dưới 1%.

Trong bối cảnh các cuộc biểu tình lan rộng tại hơn 80 thành phố tại Trung Quốc mà giới chức đang tìm cách để chuyện không đi quá xa, báo giới nước này đã bắt đầu có xu hướng dịu giọng hơn. Cụ thể, Tân Hoa xã ngày 16-9 cũng kêu gọi người dân Trung Quốc “thể hiện lòng yêu nước một cách sáng suốt”.

Tờ Nhân dân Nhật báo vạch ra rằng: “Việc thể hiện lòng yêu nước thông qua sự giận dữ sẽ bị cười nhạo bởi những người đang bị những hành động đó nhằm vào và sự thể hiện đó cũng sẽ khiến cho đồng bào của chúng ta gặp nguy hiểm”. Cổng thông tin điện tử Netease thì lại đề cao cảnh giác khi đăng tải bài viết cho rằng có những kẻ đang lợi dụng lòng yêu nước dâng cao của người dân để trục lợi cá nhân.
 
Sự giận giữ của đám đông được dự đoán là sẽ gay gắt hơn nhiều vào ngày 18-9 nhân dịp kỷ niệm 81 năm ngày quân Nhật xâm chiếm miền bắc Trung Quốc. 
"Nếu các cuộc biểu tình lan rộng hơn, không thể lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra vì lực lượng an ninh không đủ để đương đầu lớn vấn đề này”, tờ Asahi của Nhật dẫn lời một quan chức chính phủ Trung Quốc cho biết.
Cùng với biểu tình ,các tường thuật từ Tân Hoa xã và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho biết có gần 2.000 tàu cá từ tỉnh Phúc Kiến và Chiết Giang đang hướng đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 16.9, sau khi lệnh cấm đánh cá trong ba tháng rưỡi do Bắc Kinh áp đặt ở biển Hoa Đông hết hiệu lực.Nhà chức trách Trung Quốc thì cam kết sẽ bảo đảm an toàn cho gần 2.000 tàu cá bắt đầu tiến vào vùng biển tranh chấp ở biển Hoa Đông vào hôm 17.9, sau khi Nhật cảnh báo sẽ bắt bất kỳ ai cố gắng đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 
Quan hệ Trung-Nhật rồi sẽ đi về đâu ?
 
Theo CNN , Wiki tiếng Việt , Người Lao Động
2012-09-18 11:59:00
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn