Đăng nhập


Đầu năm 2011, trên một tờ báo thương mại bằng tiếng Anh của Nga có đăng thông tin Công ty Pacific Andes có trụ sở ở Hồng Công là chủ sở hữu thực sự của 60% hạn ngạch đánh bắt cá các công ty khai thác hải sản của Nga ở Viễn Đông. Thông tin này đã khiến dư luận Nga choáng váng vì họ không biết làm thế nào mà công ty này lại là chủ sở hữu nguồn tài nguyên chiến lược của Nga.

Họ đã vươn vòi đến Nga như thế nào?

Năm 2003, với sự tài trợ của Chính phủ Trung Quốc, Pacific Andes đã đề nghị cung cấp nguồn tín dụng ưu đãi cho một số công ty đánh bắt cá của Nga. Nhưng theo báo Zavtra (Ngày mai) thì miếng pho mát miễn phí đó chỉ là cái bẫy. Đổi lại khoản tín dụng này, các công ty Nga phải bán lại tất cả các sản phẩm đánh bắt được cho họ với giá rất thấp. Kết quả, chỉ trong vài năm công ty của Trung Quốc đã độc quyền trên hầu hết các nguồn hải sản của Nga ở vùng Viễn Đông. Chính vì độc quyền nên họ đã hốt bạc khi mua hàng của Nga với giá thấp nhưng bán lại cho Nhật, Hàn Quốc và các nước châu Âu với giá thế giới.

Trong tài liệu của các tổ chức bảo vệ môi trường biển thì Pacific Andes là “đại ca có máu mặt”. Năm 2002, Hải quân Hoàng gia Australia đã bắt giữ hai tàu đánh bắt cá mú - loài được xem là vàng trắng của biển khơi - không có giấy phép trong vùng biển Thái Bình Dương và sau khi theo dõi họ còn phát hiện 13 tàu khác. Tài liệu trên tàu cho thấy họ thuộc một tập đoàn đánh bắt cá của Trung Quốc, trong đó có Công ty Pacific Andes. Hải quân Australia bắt giữ 26.000 tấn cá mú có giá trị tương đương 200 triệu USD vì loài cá này có chứa chất dinh dưỡng rất cao cùng nhiều loại vitamin. Tiếp tục điều tra họ còn phát hiện công ty này kết nối với nhiều công ty ở các nước khác nhau để tiêu thụ cá mú bất hợp pháp. Năm 2005, một báo cáo của tổ chức Hòa bình xanh cho thấy công ty này phá hủy hệ sinh thái đại dương thông qua các hoạt động đánh bắt theo kiểu tận diệt nguồn cá.

Điều đáng nói là công ty này được Chính phủ Trung Quốc bảo hộ và họ là nhà cung cấp độc quyền cá và các loại thực phẩm khác cho quân đội Trung Quốc.

Nước Nga bị thiệt hại nặng

Sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng Viễn Đông chiếm khoảng 50% đến 60% sản lượng toàn liên bang và với việc phải bán phần lớn cho các công ty Trung Quốc, thu nhập của ngành đánh bắt Nga đã bị thiệt hại đáng kể. Việc các công ty Nga bị lợi dụng không chỉ dừng lại ở đó. Pacific Andes còn mua cổ phần của các công ty này và hiển nhiên được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ Nga. Ngư dân vùng Viễn Đông cho rằng đó là hình thức trốn thuế. Và theo ước tính của các tổ chức, mỗi năm Nga mất một khoản thuế tương đương 2 triệu USD từ hình thức đầu tư trái phép của các công ty Trung Quốc. Ngoài ra theo Thống đốc vùng Viễn Đông Viktor Ishayev, kiểu mua cổ phần này trên thực tế đã kiểm soát 30% tổng sản lượng các nguồn tài nguyên biển ở Viễn Đông.

Không chỉ vậy, trong khi Nga bán rẻ nguyên liệu cho Trung Quốc thì họ phải nhập các sản phẩm hải sản đã chế biến có giá trị gia tăng cao. Điều đó có nghĩa Nga đã tạo công ăn việc làm cho Trung Quốc và tạo nguồn thu nhập cho các công ty chế biến thủy sản của nước láng giềng phương Nam này. Vấn đề là các công ty Trung Quốc rất khôn ngoan khi hứa hẹn cung cấp nguồn vốn tín dụng ưu đãi với thủ tục đơn giản cho các công ty đánh bắt của Nga và dĩ nhiên là với điều kiện bán toàn bộ sản phẩm cho họ. Vì vậy các công ty đánh bắt này không thể bán lại sản phẩm của họ cho các công ty chế biến trong nước. Giữa lúc Nga đang tiến tới tự do hóa thị trường và hạn chế sự can thiệp của nhà nước thì nhà nước Nga không thể điều tiết thị trường và càng không thể yêu cầu các công ty đánh bắt bán nguyên liệu cho các nhà chế biến trong nước.

Trong khi đó, năm 2008 Chính phủ Nga ra sắc lệnh 184 về việc giảm tối đa các thủ tục xuất nhập khẩu cho các tàu cá ở cảng biển của Nga, góp phần rút ngắn thời gian kiểm tra và làm thủ tục đến 3 giờ đồng hồ. Nhưng thủ tục càng đơn giản càng dễ bị lách khi các tàu cá chỉ cần khai báo loại cá có giá rẻ, nhưng thực chất tàu họ toàn những loại có giá trị cao như tôm, cua, mực và đặc biệt là trứng cá muối rồi chở về Trung Quốc.

Đầu năm nay, một số thành viên Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện Nga) đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này và liên tục kiến nghị chính quyền vùng Viễn Đông, đặc biệt vùng Primorsky phải chịu trách nhiệm xử lý và chấm dứt việc chảy máu nguồn tài nguyên biển kiểu này. Họ cũng kiến nghị quốc hội sửa đổi Luật liên bang về thủy sản và bảo quản nguồn tài nguyên biển.

 
 

Sau khi báo chí Nga thông tin về tình hình đánh bắt thủy hải sản ở Viễn Đông, Ủy ban Chính phủ Nga về giám sát thực hiện đầu tư nước ngoài tại đây khẳng định các công ty đánh bắt hải sản Trung Quốc vi phạm luật pháp Nga và đã chỉ thị cho các bộ - ngành liên quan phải chấn chỉnh ngay tình trạng này. Ủy ban trên đã chỉ thị cho các bộ - ngành và chính quyền địa phương liên quan phải thực thi ngay các biện pháp cần thiết nhằm chấn chỉnh tình trạng trên và buộc các công ty nước ngoài, trước hết là các công ty đánh bắt hải sản Trung Quốc, tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp Nga liên quan tới đầu tư nước ngoà

SGGP

2012-08-03 09:25:47

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Tân Tiến Online - Trang trực tuyến về xã Tân Tiến-huyện Gia Lộc-tỉnh Hải Dương

www.tantien.mov.mn

About this page ι Sitemap ι Contacts

Trang này hiển thị tốt nhất trên trình duyệt Microsoft Edge  

Tự tạo website với Webmienphi.vn